E2 – Đường tắt tới Mỹ: Các chương trình đầu tư quốc tịch mới

 Định cư Mỹ
 Định cư Thổ Nhĩ Kỳ
 Tin tức định cư
Tại sao chương trình đầu tư quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ là chương trình phổ biến nhất thế giới dù khó có thể tiếp cận khối Schengen? Tại sao 98% người tham gia chương trình đầu tư quốc tịch Grenada là người Trung Quốc? Câu trả lời: visa E2.

Trong bối cảnh những mối lo ngại về địa chính trị và môi trường ngày càng gia tăng, nhu cầu về các chương trình đầu tư quốc tịch thứ hai vượt xa nguồn cung đặc biệt là Mỹ và Canada.

Trong khi chi phí của các chương trình top đầu thế giới vẫn là một rào cản nhập cư thì sự phát triển mạnh mẽ của các chương trình CIP (đầu tư quốc tịch) và RIP (đầu tư thường trú nhân) với mức chi phí phải chăng đã mang tới một cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư: một “sơ hở” hoàn toàn hợp pháp – một cơ hội mà qua đó có thể tiếp cận với các nước top đầu với một phần chi phí vào các chương trình chính thức.

Không có con đường nào chắc chắn hơn con đường từ các nước trong hiệp ước E2 với Mỹ, cho phép các nhà đầu tư đang giữ quốc tịch của các nước trong hiệp ước có quyền cư trú hợp pháp tại Mỹ và xóa bỏ thời gian chờ nhiều năm của chương trình EB-5.

Dưới đây là bốn chương trình quốc tịch hiện các nhà đầu tư có thể áp dụng như một cách thức để hoàn thiện giấc mơ Mỹ.

1. Đầu tư quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ

Chương trình EB-5 của Mỹ, chương trình IIP của Quebec và chương trình Thị thực vàng của Bồ Đào Nha từng là các chương trình rất phổ biến với các nhà đầu tư từ Trung Quốc, Nga và các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Tuy nhiên sự xuất hiện của chương trình quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ với mức chi phí thấp hơn đã làm thay đổi cuộc chơi trên nhiều cục diện:

Với yêu cầu đầu tư bất động sản ngắn hạn (3 năm) chỉ $250,000, chương trình Thổ Nhĩ Kỳ mang lại quốc tịch thật vượt xa những chương trình định cư và quốc tịch thứ hai về thời gian, giá trị, tính đơn giản và chi phí phải chăng – đương đơn chính được cấp hộ chiếu chỉ trong khoảng thời gian 6 tháng.

Chương trình là con đường dễ nhất và tiết kiệm nhất để tới Mỹ.

Công dân Thổ Nhĩ Kỳ có quyền nộp đơn chương trình Visa đầu tư hiệp ước E2 của Mỹ nhờ hiệp ước thương mại và hàng hải giữa hai quốc gia.

Không giống như chương trình visa EB-5 đã nâng mức đầu tư tối thiểu lên $900,000 kể từ ngày 21/11/2019, thì không có hạn mức đầu tư tối thiểu nào cho chương trình E-2.

Thêm nữa dù E-2 là Visa không định cư nhưng nó vẫn cho phép nhà đầu tư cùng vợ/chồng và con cái sinh sống lâu dài tại Mỹ, có thời hạn 5 năm và có thể được gia hạn sau 2 năm với điều kiện vẫn đáp ứng được yêu cầu của chương trình.

Công dân Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể tới Anh bằng chương trình Visa doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ. Với chương trình Thỏa thuận Hiệp hội Cộng đồng châu Âu (ECAA) hay còn biết tới là Thỏa thuận Ankara, công dân Thổ Nhĩ Kỳ có thể nộp đơn xin visa Anh dựa trên kế hoạch tự kinh doanh hoặc làm việc trong doanh nghiệp hiện có của Anh.

Điểm cộng nữa, công dân Thổ Nhĩ Kỳ có quyền nộp đơn Chương trình visa E-1 cho phép người mang quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ tới Mỹ với mục đích thương mại giữa hai quốc gia.

Lưu ý: Visa theo hiệp ước E1 và E2 là hai chương trình phổ biến nhất cho những ai tìm kiếm cơ hội kinh doanh hoặc đầu tư tại Mỹ. Visa E1 là visa cho doanh nhân không định cư, còn visa E2 là visa cho nhà đầu tư không định cư.

Theo chương trình E2, nhà đầu tư có thể sinh sống, làm việc và dẫn theo vợ/chồng, con cái hay nhân viên của mình miễn là với mục đích buôn bán hay quản lý doanh nghiệp, và có thể rời Mỹ khi không đáp ứng được các tiêu chí của chương trình.

Chương trình E2 được gia hạn 5 năm một lần, tuy nhiên dù nó không đảm bảo cho người có visa E2 thường trú chính thức, theo các mục đích và ý định thực tế, đây là cơ sở hợp pháp để định cư tại Mỹ.

2. Đầu tư quốc tịch Grenada

Cũng tương tự như chương trình đầu tư quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ, chương trình quốc tịch Grenada cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch thông qua đầu tư $220,000 vào bất động sản trong khoảng thời gian 5 năm. Hộ chiếu Grenada được miễn thị thực tới 143 quốc gia trong đó có cả Anh, Ireland, tất cả các nước trong liên minh châu Âu EU cũng như Nga và các nước trong khối Thịnh vượng chung.

Ngoài ra người mang quốc tịch Grenada có quyền nộp đơn xin Visa đầu tư E2, khiến đây trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những ai không muốn mất thời gian và tiền bạc để lấy visa theo chương trình EB-5 định cư Mỹ.

Với chi phí hấp dẫn, tính ổn định của chương trình, quyền lực của tấm hộ chiếu Grenada và tăng mức đầu tư của chương trình EB-5, các nhà đầu tư và chuyên gia kinh doanh có tham vọng tới Mỹ sẽ xem xét chương trình đầu tư quốc tịch Grenada với nhiều lợi ích vào năm 2020.

3. Đầu tư quốc tịch Montenegro

Theo chương trình đầu tư quốc tịch mới ban hành của Montenegro, nhà đầu tư có thể lấy quốc tịch thông qua quyên góp vào quỹ không hoàn lại của chính phủ €100,000 kết hợp với mua một bất động sản có giá trị tối thiểu €250,000 (ở phía Bắc Montenegro) và €450,000 (ở phía Nam).

Montenegro có phần đắt hơn chương trình của Thổ Nhĩ Kỳ và Grenada, tuy nhiên nó có nhiều điểm thuận lợi hơn từ vị trí, đời sống, điều kiện nộp chương trình visa E-2 của Mỹ và khả năng cao trở thành công dân châu Âu.

Vì vậy với lợi ích dễ dàng đến Mỹ từ chương trình đầu tư quốc tịch Montenegro thêm triển vọng trong tương lai gần trở thành thành viên EU là cơ hội hấp dẫn các nhà đầu tư trong tương lai.

4. Đầu tư quốc tịch Moldova

Lưu ý: Chương trình đầu tư quốc tịch Moldova hiện đang tạm ngưng, ít nhất là cho tới tháng 12, có thể sớm mở lại cho người nộp đơn.

Nếu thời gian và chi phí là yếu tố chính để cân nhắc thì một vài chương trình đầu tư định cư có thể so sánh với chương trình Moldova – không nằm trong khối EU. Một khoản đóng góp €100,000 không hoàn lại cho chính phủ là điều kiện xét duyệt cho một đương đơn lấy quốc tịch Moldovan, hộ chiếu sẽ được nhận sau 3-4 tháng. Với những khoản đóng góp thêm, vợ/chồng đương đơn và con cái dưới 29 tuổi có thể nộp cùng chung hồ sơ, và hồ sơ của toàn bộ gia đình đương đơn chỉ mất khoảng chưa tới 4 tháng để xử lý.

Thêm nữa, con đường tới Mỹ thông qua chương trình E2 khiến đây là một lựa chọn hấp dẫn, đơn giản và dễ thực hiện.

Theo imidaily.