Hệ thống giáo dục Thổ Nhĩ Kỳ
Trường hợp trẻ em nước ngoài nhập học tại các trường công lập, Tổng cục Giáo dục Quốc gia sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra và đánh giá để xác định xem học sinh đó nên đăng ký vào lớp nào.
Xem thêm: Chương trình đầu tư định cư Thổ Nhĩ Kỳ
Các cấp của hệ thống giáo dục Thổ Nhĩ Kỳ
- Giáo dục Mầm non: Trẻ em dưới 6 tuổi có thể lựa chọn học mầm non hoặc là không.
- Giáo dục tiểu học: Đây là chương trình giáo dục cơ bản và bắt buộc đối với trẻ em 6-14 tuổi; miễn phí học phí và học trong vòng 8 năm (5 năm cấp 1 và 3 năm cấp 2).
- Giáo dục trung học: Học sinh từ 15 đến 17/18 tuổi sẽ có 4 năm học trung học (Lise) hoặc trường dạy nghề. Một số trường có thể sẽ có thêm một năm để học ngoại ngữ. Hầu hết các trường trung học đều thuộc sở hữu của nhà nước và miễn học phí.
- Giáo dục đại học: Sinh viên sẽ có 4 năm học đại học hoặc 2 năm tại các trường dạy nghề cấp cao. Một số trường có thể sẽ có thêm một năm để học ngoại ngữ. Thường thì chương trình Thạc sĩ sẽ kéo dài 2 năm và Tiến sĩ 3-5 năm.
Các loại trường trung học
- Trường trung học công lập (“Normal Liseler” or “Duz Liseler”): Bất kỳ học sinh nào đã hoàn thành xong chương trình giáo dục cơ bản 8 năm đều có thể học lên các trường này. Học sinh tốt nghiệp từ các trường trung học công lập sẽ được trao chứng nhận Lise Diploması. Nếu đỗ đạt trong kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc (ÖSS) thì có thể nhập học tại các trường đại học.
- Trường trung học dạy nghề (Meslek Liseleri): Một số trường dạy nghề có thể mất thêm một năm để hoàn tất chương trình học. Sau khi tốt nghiệp, học sinh sẽ được tuyển thẳng lên các trường dạy nghề cấp cao hơn (Meslek Yüksek Okulları – Cao đẳng nghề đào tạo 2 năm) trong ngành/lĩnh vực tương đương nếu họ muốn. Mặt khác, nếu đỗ kỳ thi tuyển sinh đại học, họ có thể học đại học 4 năm theo ngành/lĩnh vực tương ứng.
- Trường trung học Anatolian (Anadolu Liseleri): Gồm 1 năm học tiếng Anh và 3 năm học chương trình trung học chính quy, thêm giờ giảng dạy dành cho môn tiếng Anh. Đôi khi, học sinh còn được học toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh. Một số trường trung học Anatilian hiện giảng dạy bằng tiếng Đức và tiếng Pháp.
- Trường trung học Super Liseler: So với những trường bình thường , trường trung học Super Liseler sẽ có thêm 1 năm học tiếng Anh. Còn chúng khác với các trường trung học Anatolian ở chỗ ngôn ngữ giảng dạy cho các môn toán và khoa học luôn là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và ít giờ học tiếng Anh hơn.
- Trường trung học khoa học tự nhiên (Fen Liseleri): Đây là những trường công lập đặc biệt dành cho học sinh có năng khiếu đặc biệt về khoa học. Những trường này có tỉ lệ cạnh tranh cao, đào tạo đặc biệt cho các trường đại học ở các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và y tế. Bên cạnh đó còn có trường trung học KHTN Anatolian (Anadolu Fen Liseleri). Tại đây, phương tiện giảng dạy cho môn toán và khoa học sẽ là tiếng Anh.
- Trường trung học dân lập (Ozel Liseler): Hầu hết các trường trung học dân lập có học phí rất cao và tỉ lệ cạnh tranh cũng rất cao.
Các loại hình giáo dục đại học
- Trường đại học công lập (Devlet Universiteleri): Hệ thống các trường đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ được quản lý bởi Hội đồng giáo dục đại học (YOK). Thổ Nhĩ Kỳ có 104 trường đại học công lập và 62 trường dân lập (tổng cộng 166 trường đại học). 5 trong số đó nằm ở địa phận Cộng hòa Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài các trường đại học công lập và dân lập ra còn có 8 trường dạy nghề, cung cấp nhân lực cho thị trường việc làm.
Trường công lập (devlet universitesi) không thu học phí. Sinh viên chỉ phải đóng một khoản phí cơ bản rất nhỏ. Để được vào một trường đại học, học sinh cần phải vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc (OSS). - Trường dạy nghề cấp cao (Meslek Yuksek Okulları): Sau khi tốt nghiệp trung học, sinh viên sẽ học tại đây 2 năm. Mô hình này rất giống với các trường cao đẳng cộng đồng ở Mỹ. Để có thể chuyển lên các trường đại học 4 năm, sinh viên tốt nghiệp từ trường dạy nghề phải tham gia Kỳ thi Chuyển tiếp quốc gia (Vertical Transfer Test – Dikey Gecis Sinavi) và có điểm trung bình GPA cao.
- Trường đại học dân lập (Ozel / Vakif Universiteleri): Tại Thổ Nhĩ Kỳ, các trường đại học dân lập được thành lập và phát triển từ năm 1984. Các trường dân lập thu học phí từ 6.000-20.000 USD. Mặc dù là tổ chức tư nhân nhưng họ có những chế độ hỗ trợ tài chính đáng kể cho sinh viên. Hơn 40% trên tổng số sinh viên đã nhận được hỗ trợ.
Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ trở thành điểm đến hấp dẫn đối với sinh viên quốc tế?
Các trường đại học hàng đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ có 10 trường đại học được nằm trong Bảng xếp hạng QS World University Rankings® 2019 và 45 trường đại học góp mặt trong Bảng xếp hạng QS khu vực EECA. Phần lớn các trường đại học hàng đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở hai thành phố lớn nhất là Istanbul và Ankara.
Dưới đây là một số trường đại học Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong bảng xếp hạng QS.
1. Middle East Technical University (METU)
Đọc thêm: Những câu hỏi thường gặp về chương trình đầu tư quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ