Hội đồng Châu Âu nhận thấy thiếu sót trong việc giám sát các chương trình “Golden Visa”
Vào thứ 4 vừa qua, Hội đồng châu Âu đã lên tiếng về việc thành lập một nhóm chuyên gia để đánh gía các rủi ro đi kèm với các chương trình đầu tư để nhập tịch sau khi xem xét một báo cáo cho thấy sự giám sát lỏng lẻo của nhiều quốc gia trong khối EU khi cung cấp các kế hoạch đầu tư này.
Trong khuôn khổ chương trình, những người giàu có trên khắp thế giới sẽ được cấp Hộ chiếu châu Âu khi đầu tư dưới một hình thức nào đó. Những hộ chiếu này, hay thường được gọi là “Visa vàng”, cho phép tự do di chuyển trong khu vực Schengen gồm 26 nước châu Âu, cùng với các lợi ích khác.
Các chương trình được ban hành ở cấp độ quốc gia, và báo cáo của Hội đồng châu Âu cho thấy những thiếu sót trong việc giám sát ở một số quốc gia có thể tạo lỗ hổng cho một số cá nhân rửa tiền hoặc trốn thuế. Thị thực vàng cũng chịu sự soi xét của cộng đồng giữa bối cảnh căng thẳng quốc tế về nhập cư gia tăng.
Hội đồng cho biết sẽ lập một nhóm chuyên gia từ các thành viên châu Âu để xem xét rủi ro các chương trình và kêu gọi thiết lập bộ giám sát an ninh chung cùng các quy trình quản trị rủi ro để ngăn chặn các khả năng về rửa tiền, trốn thuế và các vấn đề khác.
“Chúng tôi mong muốn sự minh bạch hơn để an ninh các nước được đảm bảo và hợp tác giữa các thành viên được siết chặt”, Věra Jourová, thành viên Hội đồng châu Âu về vấn đề công lý, quyền lợi người tiêu dùng và bình đẳng giới nhận định. “EU là nơi mọi người có thể mua bán với chế độ ưu đãi nhất nên không nên có liên kết yếu kém ở đây”.
Năm ngoái, hai tổ chức chống tham nhũng quốc tế là Transparency International và Global Witness đã đưa ra một nghiên cứu chung về rủi ro tham nhũng từ Golden Visa. Năm nay. vào thứ 4 vừa rồi, hai tổ chức này bày tỏ rằng các biện pháp chống rủi ro Hội đồng đưa ra là chưa đủ. Họ kêu gọi các biện pháp thẩm định khắt khe hơn và thúc giục thi hành các chuẩn mực trên phạm vi toàn châu Âu. Laure Brillaud, thành viên của Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International) phát biểu “Báo cáo này chỉ rõ các điểm thiếu rõ ràng trong chương trình của các thành viên.
Đây là bước đi đầu tiên lạc quan cho vấn đề này. Tuy nhiên, chúng ta thấy rất ít sáng kiến có thể áp dụng cho các nước như Malta để xóa bỏ các chế độ thiếu minh bạch này nếu không có hành động mạnh mẽ từ các tổ chức quốc tế như EU”.
Theo thông tin từ Samuel Rubenfeld tại samuel.rubenfeld@wsj.co (Wall Street journal – Nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới). Nhiều năm liền, nó là tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất của Hoa Kỳ.
Xem thêm các chương trình đầu tư định cư Châu Âu tại đây.