Bối cảnh kinh tế Mỹ

 Định cư Mỹ
 Tin tức định cư
Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP danh nghĩa đạt 21,48 nghìn tỷ đô la, chiếm ¼ nền kinh tế thế giới. Kinh tế Mỹ định hướng tập trung phát triển ngành dịch vụ với đóng góp 77% vào GDP cả nước.

Xem thêm: Chương trình đầu tư định cư Mỹ thông qua thị thực E-2

Các ngành kinh tế chính 

Mỹ là quốc gia công nghiệp hóa cao độ với mức năng suất cao và công nghệ hiện đại. Các ngành kinh tế chính có thể kể đến như nông nghiệp (ngô, đậu nành, thịt bò và bông); sản xuất máy móc, hóa chất, thực phẩm và ô tô; thị trường dịch vụ đang bùng nổ tập trung vào các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản và cho thuê. Ngành nông nghiệp Mỹ là một trong những ngành lớn nhất trên thế giới. Chỉ riêng California đã có thể đáp ứng hơn 1/3 nhu cầu về rau củ và 2/3 trái cây và các loại hạt cho cả nước. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 0,9% GDP và chiếm 1,4% lực lượng lao động.

Với nhiều hoạt động sôi nổi, ngành công nghiệp đóng góp hơn 18,2% GDP và chiếm 19,2% lực lượng lao động. Bên cạnh đó, Mỹ còn là quốc gia dẫn đầu thế giới trong ngành hàng không vũ trụ và dược phẩm. Sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Mỹ trở thành quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất một số loại khoáng sản. Đây là quốc gia sản xuất khí đốt tự nhiên, nhôm, điện và năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới. Mỹ cũng là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba trên thế giới. Trong suốt nhiều năm qua, Mỹ đã phát triển ngành khai thác khí đá phiến trên quy mô lớn. Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đã đạt mức kỷ lục trong những năm gần đây (Reuters). Ngành sản xuất đã phải chịu áp lực trong nửa cuối năm 2019. Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gây ảnh hưởng tới thương mại giữa hai nền kinh tế và cả các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, ngành sản xuất đã tăng trưởng 1,8% trong năm 2019.

Nền kinh tế Mỹ chủ yếu dựa vào các ngành dịch vụ. Thị trường dịch vụ chiếm hơn ¾ GDP (77%) và sử dụng tới hơn 79,40% lực lượng lao động của cả nước. Dịch vụ tài chính, bảo hiểm, bất động sản và cho thuê có đóng góp lớn cho GDP – chiếm 18,2%; các dịch vụ giáo dục, y tế và hỗ trợ xã hội đóng góp 8.2%. Dịch vụ công cộng (cấp liên bang, tiểu bang và địa phương) chiếm khoảng 11% GDP của cả nước. 5,7% lực lượng lao động còn lại được phân loại vào danh mục chủ đơn vị kinh doanh phi nông nghiệp (Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ).

Lý do tại sao bạn nên thành lập doanh nghiệp của mình tại Mỹ

Thành lập công ty ở Mỹ là bước đầu để tạo dựng một thương hiệu toàn cầu. Các công ty nổi tiếng như Google, Apple, Facebook, Twitter, Uber, AirBNB và rất nhiều công ty khác đều được thành lập ở Mỹ và sau đó mở rộng trên toàn cầu. Một số công ty khác khởi nguồn từ nước ngoài, như Uniqlo, sau khi thành công ở Mỹ, nó đã trở thành một thương hiệu toàn cầu. Nếu bạn còn đang cân nhắc về việc đầu tư hoặc thành lập công ty ở Mỹ thì dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên thực hiện hóa kế hoạch của mình.

1. Môi trường kinh doanh thuận lợi

So với nhiều quốc gia khác, Mỹ vẫn là một quốc gia giàu có với hơn 320 triệu người đang sinh sống tại đây, nhiều người yêu thích mua sắm. Thu nhập và mức độ quan tâm của khách hàng rất đa dạng. Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy thị trường phù hợp cho dù mặt hàng bạn kinh doanh là linh kiện máy tính, máng nước mưa, giày dép hay bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào khác.

2. Chính phủ liên bang, tiểu bang và địa phương đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp

Nhiều tiểu bang và thành phố đưa ra những ưu đãi về tài chính cho các nhà đầu tư nước ngoài sẽ thành lập doanh nghiệp tại Mỹ. Chính phủ giảm tín dụng thuế và gần đây còn giảm thuế bất động sản thương mại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó, Mỹ còn áp dụng vô số các chính sách hỗ trợ dành cho doanh nghiệp của Mỹ khi bạn mở công ty tại quốc gia này.

3. Tiếp cận những thị trường mới

Tất cả 50 tiểu bang của Mỹ đều muốn xây dựng và phát triển một môi trường kinh doanh. Nhiều thành phố còn khuyến khích bạn đầu tư vào khu vực của họ. Bạn có sự lựa chọn không giới hạn về địa điểm để thành lập doanh nghiệp và chọn nơi có địa hình và vùng khí hậu phù hợp nhất.
Mỹ kí kết thỏa thuận thương mại với 20 quốc gia. Điều này đem tới lợi thế lớn cho các công ty sản xuất có trụ sở tại Mỹ. Không chỉ có 320 triệu người đang sinh sống ở Mỹ mà thị trường của bạn còn có thêm 425 triệu người từ những thị trường khác nữa. Chắc hẳn bạn đã thấy tiềm năng để thành công cho doanh nghiệp của mình rồi phải không.

4. Nhân công có tay nghề

Mỹ có 4.000 trường đại học – cao đẳng trên cả nước với hơn 800.000 sinh viên quốc tế. Các trường cao đẳng cộng đồng và trường kỹ thuật cam kết đào tạo nguồn nhân lực ở tất cả các trình độ. Cho dù doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh ở lĩnh vực gì, bạn đều có thể dễ dàng tuyển dụng được những nhân sự có trình độ và tay nghề cao.

5. Chính trị ổn định

Mỹ là quốc gia có chính trị ổn định. Theo công ty nổi tiếng Ernst and Young, chính điều này đã khiến Mỹ trở thành thị trường hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư mạo hiểm và quỹ cổ phần tư nhân. Trong số tất cả các quốc gia liên quan đến thương mại quốc tế, Mỹ được xếp hạng thứ năm về mức độ dễ dàng kinh doanh (World Bank).

6. Vận chuyển hàng hóa

Nếu doanh nghiệp của bạn đang sản xuất hoặc bán hàng hóa, Mỹ có những phương thức giúp bạn có thể tiếp cận thị trường toàn cầu thông qua hàng không, đường biển, đường sắt và đường cao tốc. Mỹ sở hữu 7/10 sân bay vận chuyển hàng hóa lớn nhất thế giới.

7. Tiến bộ công nghệ

Mỹ được biết đến với nhiều công nghệ tiên tiến. Đây cũng một trong những lí do khiến nhiều người muốn đến đây để phát triển kinh doanh. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Mỹ với hi vọng các cải tiến về công nghệ vượt bậc của Mỹ sẽ giúp họ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết nối với toàn cầu.