Giáo dục Síp – Toàn diện theo chuẩn Châu Âu
Không chỉ chú tâm vào giảng dạy các môn học theo ngôn ngữ địa phương mà đất nước này nhận thức rõ tầm quan trọng của tiếng Anh trong quá trình toàn cầu hóa. Phần lớn lực lượng lao động tại đây đều sử dụng thành thạo Anh ngữ. Học sinh được hưởng hệ thống giáo dục toàn diện xuyên suốt từ bậc mầm non cho tới đại học
Dưới đây là hệ thống giáo dục của Síp – Quốc gia đáng sống nhất Châu Âu.
1. Mầm non.
Tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 4 – 5 đều bắt buộc phải theo học giáo dục mầm non. Nếu cha mẹ có nhu cầu cũng có thể gửi con từ khi lên 3 tuổi. Giai đoạn này, nhà trường tập trung phát triển thể chất và rèn những thói quen để hình thành nên tính cách tốt về sau này.
2. Tiểu học.
Lên 6 tuổi trẻ em bắt đầu bước vào cấp bậc tiểu học và kéo dài suốt 6 năm tiếp theo. Ở giai đoạn này, các giáo viên sẽ tạo điều kiện tối đa để bất cứ trẻ em nào cũng có cơ hội tiếp cận kiến thức mới mẻ. Thay vì gây áp lực về điểm số, trẻ em tại Síp được khuyến khích trải nghiệm tất cả môn học và chọn lấy môn mình yêu thích nhất.
3. Trung học
Bậc trung học kéo dài từ năm trẻ 12 tới 18 tuổi, được chia làm 2 giai đoạn: trung học cơ sở (Gymnasio) và trung học phổ thông (Lykeio). Mỗi giai đoạn này đều kéo dài 3 năm. Các kiến thức được học khá cơ bản, làm nền tảng. Điểm khác biệt so với giáo dục tại Việt Nam, các trường trung học tại Síp rất quan trọng hoạt động thể dục thể thao và ngoại khóa.
Sau 3 năm học trung học cơ sở học sinh có thể chọn học tiếp lên bậc trung học phổ thông hoặc vào các trường dạy nghề để tập trung vào học ngành mà họ yêu thích từ rất sớm. Các trường này sẽ cung cấp kiến thức học thật kỹ, kỹ năng thực tiễn trong vòng 2 năm để sau khi tốt nghiệp học sinh đã có thể đi làm.
Điều khiến đảo Síp trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài là chính sách miễn học phí 100% tại các trường công lập cho con em từ 4 – 15 tuổi.
4. Giáo dục đào tạo sau trung học (VET).
Sau khi hoàn thành 3 năm học ở cấp trung học cơ sở nếu không muốn học lên trung học phổ thông và đai học, học sinh có thể lựa chọn học nghề. Đây là điểm khác biệt rất lớn so với nền giáo dục của Việt Nam. Hệ thống giáo dục và đào tạo nghề (The vocational education and training – VET) đóng vai trò rất quan trọng trong thị trường lao động của Síp.
Thay vì học kiến thức phổ thông, người trẻ từ 14 tới 20 tuổi đã được tiếp cận với các kỹ năng nghề nghiệp ở mức cơ bản. Những nghề được theo học nhiều nhất là: kinh doanh – kinh tế, khách sạn – du lịch, khoa học máy tính, năng lượng nhiên liệu, y tế…
5. Giáo dục đại học.
Hệ thống trường đại học tại đảo Síp được phân chia thành đại học công lập và đại học tư nhân. Nếu muốn theo học trường công lập sinh viên cần dừng tất cả trương trình đào tạo khác để tập trung vào ngành nghề của mình.
Các trường đại học tư nhân với chi phí cao nhưng sinh viên sẽ được hưởng chất lượng giáo dục rất tốt. Chương trình học được cập nhật liên tục bắt kịp nhu cầu lao động của thị trường. Sau khi tốt nghiệp, tấm bằng của họ có giá trị trên toàn châu Âu.
Chính vì sự toàn diện của giáo dục mà Síp là điểm đến định cư hàng đầu tại Châu Âu với các chương trình đầu tư định cư hấp dẫn.