Thông tin cơ bản về nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ cần biết khi định cư
Giới thiệu chung
Kể từ những năm 2000, Thổ Nhĩ Kỳ tập trung dài hạn vào tham vọng cải cách trong nhiều lĩnh vực, các chương trình của chính phủ tập trung vào nhóm dễ bị tổn thương và các khu vực kém phát triển. Tỉ lệ nghèo giảm một nửa trong khoảng thời gian từ 2002-2015, tỉ lệ cực nghèo thậm chí giảm đáng kể.
Trong khoảng thời gian này, Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành đô thị hóa mạnh mẽ, duy trì hệ thống kinh tế vĩ mô và chính sách tài chính vững chắc, mở cửa cho giao thương thương mại và tài chính nước ngoài, cân đối với các luật lệ và quy định theo tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu (EU), và mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ công. Nền kinh tế cũng phục hồi tốt từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008/09.
Xem thêm chương trình định cư Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện phản ứng mẫu mực trước gần 3.6 triệu người tị nạn Syria và trở thành mô hình mẫu cho các quốc gia khác có người tị nạn. Tuy nhiên, điều này cũng làm chậm lại quá trình cái cách trong một số lĩnh vực cùng với những tổn thương kinh tế có thể gây tác dụng ngược với một số phát triển đã đạt được.
Tổng quan kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ
Kinh tế thị trường tự do của Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc vào ngành công nghiệp và có xu hướng gia tăng các ngành dịch vụ, mặc dù ngành nông nghiệp truyền thống chiếm khoảng 25% việc làm. Ngành công nghiệp tự động, hóa dầu và điện tử ngày càng góp phần quan trọng trong nền kinh tế vượt lên ngành dệt may và may mặc truyền thống trong danh mục xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu dầu và khí đốt, nên hiện tại đang đẩy mạnh phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác về năng lượng quốc tế và từng bước sử dụng nguồn năng lượng trong nước như năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân và than. Đường ống khí đốt tự nhiên Trans-Anatolian giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đang được tiến hành xây dựng nhằm tăng cường chuyển khí ga tới Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Khi hoàn thiện đây sẽ là một nguồn nhập khí mới vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau khi trải qua khủng hoảng tài chính nghiêm trọng vào năm 2001, Ankara đã áp dụng cải cách tài chính và ngân sách theo chương trình của IMF. Các cải cách củng cố lại nền tảng kinh tế đất nước và mở ra kỉ nguyên phát triển mạnh mẽ, trung bình hơn 6% một năm tới năm 2008. Chương trình tư nhân hóa quyết liệt giảm sự can thiệp của nhà nước vào các nghành công nghiệp, ngân hàng, vận tải, sản xuất điện và truyền thông. Do điều kiện kinh tế toàn cầu và chính sách tài chính thắt chặt hơn khiến GDP năm 2009 giảm, tuy nhiên do thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng được điều tiết tốt, Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua cuộc khủng hoảng toàn cầu, GDP tăng trưởng trở lại mức 9% vào năm 2010 và 2011, sau khi xuất khẩu và đầu tư phục hồi sau khủng hoảng.
Nguồn: IMF – World Economic Outlook Database, 2016
Lưu ý: (e) Số liệu dự tính
Các lĩnh vực chính của nền kinh tế
Lĩnh vực nông nghiệp chiếm 6.08% GDP của Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù sử dụng gần 19.1% dân số (giảm so với 19.2% năm trước đó), ngành này vẫn tiếp tục giảm năng suất do phụ thuộc vào các trang trại nhỏ. Gần 11% lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ được sử dụng làm đất nông nghiệp. Lúa mì là cây nông nghiệp chính nhưng Thổ Nhĩ Kỳ là nước xuất khẩu thuốc lá đứng thứ 3 thế giới, và là nước sản xuất hạt phỉ lớn nhất thế giới (chiếm gần 70% sản lượng toàn cầu). Thổ Nhĩ Kỳ cũng là nước xuất khẩu ròng các sản phẩm nông nghiệp (xấp xỉ 16.2 tỷ đô xuất khẩu nông sản và thực phẩm so với 11.5 tỉ đô nhập khẩu trong tháng 1-11 2019 theo Hiệp hội công nghiệp thực phẩm và đồ uống Thổ Nhĩ Kỳ), tuy nhiên nhập khẩu chăn nuôi tăng theo cấp số nhân để bù đắp cho ngành chăn nuôi đang bị thu hẹp. Tài nguyên khoáng sản phong phú nhưng chưa được khai thác.
Sản phẩm nông nghiệp: Thuốc lá, bông, ngũ cốc, ô liu, củ cải đường, quả phỉ, đậu, cam quýt; vật nuôi
Sản xuất là hoạt động công nghiệp chính của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngành thứ cấp chiếm 29.5% GDP (20190 và sử dụng 26% lực lượng lao động. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ có những ưu tiên đặc biệt cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải thông qua qua mô hình Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao (BOT). Sản xuất ô tô và dệt may là ngành kinh tế mũi nhọn của Thổ Nhĩ Kỳ.
Sản phẩm Công nghiệp: Dệt may, chế biến thực phẩm, ô tô, điện tử, khai thác (than, crom, đồng, boron), thép, dầu khí, xây dựng, gỗ, giấy
Ngành dịch vụ phát triển nhanh chóng đầu những năm 2000, đạt đỉnh 59% GDP năm 2009, nhưng giảm xuống còn 54.3% GDP năm 2018, sử dụng 55% lực lượng lao động (2019). Du lịch chiếm gần 4% GDP và cũng là nguồn thu ngoại tệ chính của quốc gia. Sau những ảnh hưởng nặng nề do khủng bố tấn công và bất ổn khu vực năm 2016, ngành du lịch đã phục hồi khi lượng khách quốc tế tăng lên 14.3% mỗi năm đạt 48 triệu khách vào tháng 1 đến tháng 11 và doanh thu dự kiến đạt 34.5 tỉ USD cuối năm 2019 so với 29.51 tỉ USD năm trước đó (theo Bộ Du lịch và Văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ).
Thương mại quốc tế
Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa cho thương mại quốc tế, chiếm 60.2% GDP (World Bank, 2018). Ngành công nghiệp ô tô (chiếm 13.2% tổng kim ngạch xuất khẩu gồm xe khách, phương tiện giao thông và phụ kiện xe hơi) và vàng (chiếm 4.2%) là những ngành xuất khẩu chính của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2017, theo sau là trang sức, dệt may, dầu khí và sản phẩm từ thép. Các sản phẩm nhập khẩu chính là vàng (7.1%), các sản phẩm dầu mỏ (4.2%), ô tô và phụ kiện (tổng cộng 6.3%), sắt phế liệu (2.6%) và các thiết bị viễn thông (1.8%).
Đức (chiếm 9.6% tổng kim ngạch xuất khẩu), Vương quốc Anh (6.6%), Italy (5.7%), Iraq (5%) và Mỹ (4.9%) là những quốc gia xuất khẩu chủ yếu của Thổ Nhĩ Kỳ. Nga (9.9%) và Trung Quốc (9.3%) là những nhà cung cấp hàng hóa chính cho Thổ Nhĩ Kỳ, theo sau đó là Đức (9.1%), Mỹ (5.5%) và Ý (4.6%). Thổ Nhĩ Kỳ đã ký 25 hiệp định tự do thương mại, bao gồm cả thỏa thuận tự do thương mại đầu tiên với Khu vực kinh tế châu Âu năm 1991 và hiệp định gần đây nhất với đảo Faroe và Singapore.
Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang nỗ lực đàm phán tự do thương mại với Nhật Bản, Indonesia và Pakistan. Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận hợp tác thương mại với Jordan vào tháng Mười năm 2019 sau khi Jordan tạm ngừng thỏa thuận tự do thương mại giữa hai nước và áp thuế hải quan vào tháng Mười một 2018. Mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã dẫn tới những thay đổi về thuế quan đối với sắt thép nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2019, cũng như 2018. Mỹ tăng thuế một lần nữa vào tháng Mười sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có hành động ở miền bắc Syria. Chính quyền Trump cũng tạm tời đình chỉ đàm phán hiệp định tự do thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ.
Cơ cấu thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ được thể hiện rõ qua thâm hụt lớn (41.9 tỉ USD) chủ yếu do nhập khẩu năng lượng và phần lớn sản phẩm xuất khẩu liên quan tới nhập khẩu các sản phẩm trung gian, bán thành phẩm hoặc sản phẩm thô, do đó sự phát triển của cán cân thương mại gắn liền với phát triển kinh tế. Năm 2018 sản phẩm nhập khẩu (không tính hàng dịch vụ) đạt tổng cộng 223 tỉ USD, trong khi đó tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 168 tỉ USD. Theo WTO, năm 2018 xuất khẩu sản phẩm dịch vụ cao hơn nhiều so với nhập khẩu, đạt 48 tỉ USD so với 21.9 tỉ USD.
Chính phủ duy trình chính sách khuyến khích sử dụng nguồn nhiên liệu địa phương để sản xuất điện bằng cách hỗ trợ sản xuất năng lượng tái tạo và sản xuất than trong nước nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt. Đồng thời, khủng hoảng tiền tệ làm giảm giá trị của đồng tiền Lira xuống mức thấp kỉ lục vào tháng Tám năm 2018, tạo sức ép nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu dẫn tới thu hẹp thâm hụt thương mại xuống còn 28.4% vào năm 2018, theo viện thống kê Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2019 tiếp tục thu hẹp thêm 45% còn 29.9 tỉ USD theo Bộ thương mại Thổ Nhĩ Kỳ.
Nguồn: World Trade Organisation (WTO) ; Dữ liệu cập nhật mới nhất
Chỉ số tự do kinh tế
Điểm: 64.6/100
So với thế giới: 68
So với khu vực: 33
Xếp hạng môi trường kinh doanh
Điểm: 6.55
So với thế giới: 44/82
Xem thêm những câu hỏi thường gặp về chương trình định cư Thổ Nhĩ Kỳ