Tổng quan về Thổ Nhĩ Kì – Văn hóa, Phong tục, Ứng xử
Số liệu
Thổ Nhĩ Kì (tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ) nằm phần lớn trên bán đảo Anatolian ở Tây Á, và một phần nhỏ nằm ở bán đảo Balkan ở đông nam châu Âu.
- Thủ đô: Ankara
- Thành phố lớn: Istanbul, Ankara, Izmire, Gaziantep, Adana
- Dân số: 75 triệu người
- Diện tích: 783,562 km2
- Tôn giáo chính: đạo Hồi
- Ngôn ngữ chính: tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
- Khí hậu: đa dạng – Thổ Nhĩ Kỳ có 7 vùng thời tiết và khí hậu riêng biệt
- Tuổi thọ trung bình: 75 tuổi
- Mã đầu số điện thoại: +90
- Điện thoại khẩn cấp: 112 (Cứu thương), 110 (Cứu hỏa), 155 (Cảnh sát), 158 (Cảnh sát bờ biển)
Tiền tệ
- Đồng tiền: Lira Thổ Nhĩ Kỳ
- Ký hiệu tiền tệ: TL
- Mã ISO 4217: TRY
- Ngân hàng trung ương: Ngân hàng trung ương cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
- Đơn vị nhỏ hơn: Kuruş = 1/100 Lira
- Loại đơn vị tiền tệ: tiền giấy mệnh giá: 5, 10, 20, 50, 100, 200 TL/ Tiền xu: 1, 5, 10, 25, 50 Kr. 1TL
Văn hóa
Văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua những thay đổi đáng kể từ thế kỉ trước. Đây có thể coi là quốc gia duy nhất lưu giữ nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Trước năm 1923, Đế chế Ottoman là một quốc gia đa sắc tộc, không cho phép trộn lẫn, điều đó có nghĩa rằng họ bắt buộc giữ bản sắc dân tộc và tôn giáo riêng trong chính đế chế của mình. Sau sự sụp đổ của đế chế, nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu một phương pháp mới buộc tất cả các nền văn hóa trong lãnh thổ hòa trộn với nhau nhằm tạo ra một bản sắc văn hóa riêng biệt cho dân tộc. Tuy nhiên, thay vào đó nó tạo ra một nền văn hóa không phân biệt rõ ràng như nền văn hóa đạo Hồi truyền thống của vùng Anatolia giao thoa với sự hiện đại mang tính quốc tế của Istanbul và phương Tây.
Trang phục
Trang phục của phụ nữ gồm kiểu quần baggy (şalvar trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ), váy dài, áo choàng hoặc váy, áo, áo khoác, thắt lưng bản rộng hoặc một mảnh vải buộc lại như thắt lưng, khăn quàng hoặc khăn trùm đầu, giày, tất. Ở các vùng khác của Thổ Nhĩ Kỳ, phía Đông Anatolia mặc rất nhiều lớp quần áo. Đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ cũng mặc quần şalvar và có thể khoác thêm một chiếc áo rộng truyền thống gọi là jubba mặc trùm bên ngoài şalvar.
Ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ
Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là ngôn ngữ chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ, đây cũng là ngôn ngữ chính thức của Síp. Đây cũng là ngôn ngữ của nhóm nhỏ người Thổ Nhĩ Kỳ ở Iraq, Hy Lạp, Bulgaria, cộng hòa Macedonia, Kosovo, Albania và một vài khu vực ở Đông Âu. Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng có ở Azerbaijan.
Một vài ngôn ngữ khác ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể nói tới tiếng Kurd và tiếng Ả-rập cũng như một vài ngôn ngữ thiểu số khác.
Chữ viết
Trước năm 1928 chữ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một phiên bản chữ viết lai giữa chữ Ba Tư – Ả-rập hay còn được biết đến là chữ Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman. Năm 1928 với nỗ lực hiện đại hóa Thổ Nhĩ Kỳ, tổng thống Mustafa Kemal Atatürk đã ban hành quyết định thay thế chữ Ả-rập bằng phiên bản chữ La-tin sử dụng 29 chữ cái và được sử dụng tới ngày nay.
Phong tục và tập quán
Người Thổ Nhĩ Kỳ được biết đến là những người thân thiện, lịch thiệp và hiếu khách. Nếu bạn được mời tới một gia đình Thổ Nhĩ Kỳ nào đó, hãy nhớ mang theo một món quà (sô-cô-la, hoa hoặc thứ gì đó từ quê hương của bạn). Tránh mang theo đồ có cồn vì nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ không uống đồ có cồn vì lý do tôn giáo.
Người già rất được kính trọng ở Thổ Nhĩ Kỳ và thường được nhường ghế trên các phương tiện công cộng.
Tôn giáo
98% dân số người Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi, và phân biệt giữa người Hồi giáo Sunni và người Hồi giáo Shiite.
Trong số nghĩa vụ của người Hồi giáo là cầu nguyện năm lần một ngày – lúc bình minh, buổi trưa, buổi chiều, hoàng hôn và buổi tối. Thời gian chính xác sẽ được thông báo trên báo địa phương hằng ngày. Thứ Sáu là ngày Hồi giáo tuy nhiên nó không áp dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên hầu hết nam giới sẽ tham dự cầu nguyện vào buổi chiều. Trong tháng lễ Ramadan, tất cả người Hồi giáo phải nhịn ăn từ bình minh tới chạng vạng. Họ sẽ không ăn, không uống, hút thuốc hay thậm chí nhai kẹo cao su.
(Còn tiếp)
Nguồn: kwintessential.co.uk