Những câu hỏi thường gặp trong Chương trình đầu tư định cư Síp
A. Chương trình Thường trú nhân
1. Làm thế nào để tôi đủ điều kiện trở thành thường trú nhân Síp?
– Để nhận được thường trú nhân của Síp, anh/chị cần đầu tư 300,000 Euro vào một bất động sản nhà ở. Các bất động sản được chào bán lần đầu tiên và đến từ nhà phát triển dự án.
– Có khoản tiền gửi 30,000 Euro duy trì trong vòng 03 năm.
– Đương đơn phải chứng minh được thu nhập tối thiểu ít nhất 30,000 Euro/năm. Tăng thêm 5000 Euro trên mỗi một người phụ thuộc (người phối ngẫu và con cái). Tăng thêm 8,000 Euro nếu có cha mẹ phụ thuộc.
2. Ai có thể tham gia chương trình thường trú nhân Síp?
– Đương đơn và người phối ngẫu
– Con cái dưới 18 tuổi
– Con cái dưới 28 tuổi nhưng còn phụ thuộc vào cha mẹ (vẫn đang đi học, …)
– Hai bên cha mẹ của đương đơn hoặc người phố ngẫu.
3. Sau khi đã nhận được thường thú nhân, tôi có thể bán các tài sản đã đầu tư đi hay không?
Không. Anh/chị phải giữ tất cả số tài sản đó. Nếu muốn bán thì anh/chị phải ngay lập tức mua ngay tài sản khác có giá trị tương đương hoặc cao hơn.
4. Tôi có được hoàn vốn đối với tài sản tôi đã đầu tư không?
Có, anh/chị có thể được hoàn vốn trên tài sản đã đầu tư. Đặc biệt là khi anh/chị lựa chọn đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng. Hầu hết các nhà phát triển sẽ đưa ra lợi nhuận trong khoảng 3-5%. Đây có thể là tỉ suất hoàn vốn sau hoặc trước khấu trừ. Trong trường hợp đây là lợi nhuận trước khấu trừ, anh/chị nên dành ít hơn 1% cho việc duy trì quản lý chi phí/thuế. Vì thế nên, 5% hoàn vốn trước khấu trừ thực ra sẽ là khoảng 4.2% sau khấu trừ.
5. Có phải là tôi sẽ nhận lại khoản tiền gửi trong ngân hàng sau 3 năm không?
Đúng vậy. Khoản tiền 30.000 Euro sẽ được gửi ngân hàng trong vòng 3 năm. Anh/chị sẽ thu về lãi suất sau 3 năm đó.
6. Có yêu cầu lưu trú tại Síp hay không?
Để duy trì thường trú nhân, anh/chị cần phải ở Síp ít nhất 1 lần trong vòng 2 năm. Trong trường hợp không thể đến Síp, anh/chị có thể yêu cầu luật sư phục hồi thẻ thường trú với mức phí là 50 Euro.
Nếu anh/chị lưu trú hơn 6 tháng liên tục và tích lũy tổng cộng hơn 10 tháng trong vòng 5 năm, anh/chị có thể xin thẻ thường trú dài hạn của EU. Khi đó, anh/chị sẽ có quyền tương đương như một công dân EU.
7. Đối với chương trình thường trú nhân, có bắt buộc phải có bảo hiểm y tế không nếu tôi không sinh sống tại Síp?
Có. Tất cả các thành viên trong gia đình đều phải mua bảo hiểm y tế cho dù họ không sống tại Síp.
Chi phí bảo hiểm thấp nhất cho 1 người là 170 Euro.
8. Tôi có được sinh sống và làm việc tại châu Âu sau khi có thường trú nhân Síp không?
Anh/chị có thể thành lập công ty nhưng không được đi làm tại Síp. Mặc dù có thể đi lại dễ dàng trong châu Âu nhưng anh/chị không được phép làm việc tại đây.
9. Thuế VAT ở đây như thế nào?
Nếu tài sản anh/chị mua được cấp giấy phép xây dựng sau ngày 01/05/2004 thì VAT là 19% trên giá mua. Tuy nhiên, kể từ ngày 08/06/2012, VAT được giảm còn 5% đối với người mua tài sản thường trú lần đầu.
10. Sau khi có thẻ thường trú, làm thế nào để tôi có thể lấy được quốc tịch Síp?
Khi có thường trú nhân, để lên được quốc tịch Síp bạn cần nộp đơn lên quốc tịch và thỏa mãn điều kiện lưu trú tại Síp 7 năm cụ thể:
*10 tháng/năm trong 6 năm đầu
*12 tháng/năm trong năm thứ 7
Lưu ý: Người nắm giữ PR Síp nếu sinh sống tại Síp tối thiểu 10 tháng/ năm trong 5 năm sẽ được Visa dài hạn châu Âu. Được sống, học tập, làm việc tại tất cả các nước trong EU.
B. Chương trình Quốc tịch
11. Làm thế nào để tôi đủ điều kiện trở thành công dân Síp?
Để trở thành công dân Síp, có 2 cách sau đây:
– Đầu tư 2 triệu Euro vào bất động sản nhà ở, trong đó giá trị của mỗi bất động sản ít nhất là 500,000 Euro. Anh/chị có thể mua 1 hoặc nhiểu bất động sản miễn sao tổng giá trị là 2 triệu Euro.
– Đầu tư 2 triệu Euro vào bất động sản thương mại (khách sạn, cửa hàng,..) và 500,000 Euro cho một bất động sản nhà ở.
Khoản đóng góp bắt buộc gồm có:
€100,000 cho Quỹ xúc tiến nghiên cứu
€100,000 cho Quỹ phát triển đất đai Síp
12. Ai có thể nộp đơn cho chương trình quốc tịch Síp?
– Đương đơn và người phối ngẫu
– Con cái dưới 18 tuổi
– Con cái dưới 28 tuổi còn phụ thuộc vào cha mẹ (vẫn đang đi học …)
– Hai bên cha mẹ của đương đơn. Nhưng đương đơn phải mua thêm bất động sản có giá trị tương đương 500,000 Euro (khi đó, tổng mức đầu tư sẽ là 2,500,000 Euro)
13. Bao lâu thì tôi có thể nhận được hộ chiếu Síp?
Khoảng từ 8-10 tháng.
14. Khi nào thì con cái của tôi nhận được hộ chiếu?
Sau khi đương đơn và vợ/chồng có quốc tịch:
– Con cái dưới 18 tuổi: sẽ có quốc tịch 1 tháng sau bố mẹ
– Con cái trên 18 tuổi: vì họ là người trưởng thành nên cần thêm 8-10 tháng nữa.
15. Sau khi đã nhận được quốc tịch Síp, tôi có thể bán các tài sản đã đầu tư đi hay không?
Không. Anh/chị phải giữ tất cả tài sản trong 5 năm. Sau 5 năm, anh/chị được phép bán một khối bất động sản giá trị tương đương 1,5 triệu Euro, nhưng phải giữ 500,000 Euro để duy trì quốc tịch.
Nếu anh/chị mua 1 ngôi nhà trị giá 2 triệu Euro, anh/chị có thể bán nó đi nhưng phải mua ngay lập tức 1 bất động khác trị giá 500,000 Euro để duy trì được quốc tịch.
16. Tôi có được hoàn vốn đối với tài sản tôi đã đầu tư không?
Có, anh/chị có thể được hoàn vốn trên tài sản đã đầu tư. Đặc biệt là khi anh/chị lựa chọn đầu tư vào bất động sản nghĩ dưỡng. Hầu hết các nhà phát triển sẽ đưa ra lợi nhuận trong khoảng 3-5%. Đây có thể là tỉ suất hoàn vốn sau hoặc trước khấu trừ. Trong trường hợp đây là lợi nhuận trước khấu trừ, anh/chị nên dành ít hơn 1% cho việc duy trì quản lý chi phí/thuế. Vì thế nên, 5% hoàn vốn trước khấu trừ thực ra sẽ là khoảng 4.2% sau khấu trừ.
Lưu ý rằng nếu anh/chị ở Síp dưới 183 ngày/năm và thu nhập ít hơn 19,500 Euro thì không cần đóng thuê thu nhập.
17. Tôi có thể bán tài sản đi bất cứ khi nào tôi muốn không?
Được. Anh/chị có quyền sở hữu hoàn toàn đối với tài sản nên anh/chị có thể bán bất cứ khi nào anh/chị muốn. Tuy nhiên, anh/chị phải giữ khoản đầu tư ít nhất 5 năm theo yêu cầu của chương trình. Nếu không, anh/chị sẽ bị tước quyền công dân.
18. Tôi có phải đóng thuế ở Síp không?
19. Thuế VAT ở đây như thế nào?
Nếu tài sản anh/chị mua được cấp giấy phép xây dựng sau ngày 01/05/2004 thì VAT là 19% trên giá mua. Tuy nhiên, kể từ ngày 08/06/2012, VAT được giảm còn 5% đối với người mua tài sản thường trú lần đầu.
20. Tôi có được phép sinh sống và làm việc ở Châu Âu sau khi có được quốc tịch Síp không?
Chắc chắn rồi. Sau khi trở thành công dân Síp, anh/chị cũng chính là công dân EU. Điều này giúp anh/chị được quyền sống và làm việc ở bất cứ đâu trong châu Âu và nhận được lợi ích tương đương công dân EU như bệnh viện, trường học miễn phí. Những lợi ích này tùy theo từng quốc gia, vì vậy bạn nên kiểm tra cẩn thận để biết cụ thể hơn.
21. Hệ thống giáo dục tại Cộng hòa Síp
22. Thời tiết tại Síp
23. Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Síp
24. Chi phí sinh hoạt tại Síp
25. Kinh tế tại Síp
Nền kinh tế của Síp phần chính dựa vào ngành dịch vụ, đóng góp 72,2% GDP và sử dụng 81% dân số. Du lịch và vận tải hàng hải được coi là hai trụ cột của nền kinh tế Síp.
Síp có một nền kinh tế mở, thị trường tự do, chính sách thuế nhiều ưu đãi (hay còn được biết đến với tên gọi “thiên đường thuế”), phúc lợi xã hội đảm bảo. Với các cơ chế khuyến khích nhà đầu tư, Síp hứa hẹn vẫn là điểm đến đầu tư định cư hàng đầu trên thế giới. Đọc thêm các thông tin cơ bản về kinh tế Síp
Còn rất nhiều thông tin hấp dẫn, thú vị về đất nước, đời sống, con người tại Síp hay thông tin cập nhật về chương trình định cư tại Síp mà các nhà đầu tư có thể quan tâm. Mời các nhà đầu tư đón đọc các tin tức khác về đảo Síp của Odin Land tại đây